Bức trên được vẽ bằng Painter X và Photoshop CS3 trong 2-3 ngày.
Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2010
Sigma Return
Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009
Lâu quá ko post :)
Dạo gần đây do bận nhiều thứ nên mình cũng hơi nhát lên đây. Hy vọng là dẫu ko có những bài viết của mình, các bạn vẫn chăm chỉ luyện vẽ và đọc sách. Và vì perspective chỉ là 1 phần trong số những kiến thức mỹ thuật căn bản, và những thứ mình đã chỉ ra cũng chỉ là những kiến thức cơ bản nhất của perspective. Sau này, khi bạn đã quen với những bài tập mỹ thuật căn bản, bạn có thể vẽ những bức study như thế này:
Những bức vẽ study ko nhằm mục đích thương mại hay quản bá, mà là để cho họa sĩ có thêm kiến thức mới, phát triển được những kỹ năng hội họa cũng như kỹ thuật vẽ. Như bạn để ý mình đã ko hoàn thiện bức tranh (tranh bên trái, mẫu bên phải nếu bạn thắc mắc), vì đó ko phải là mục đích chính của mình.
Do tính tiện lợi của internet nên mình có thể xuất bản bài viết một cách dễ dàng, được nhiều người đọc. Song bên cạnh đó, do tính chất dễ dàng, lỏng lẻo của internet nên có người chỉ đọc mà ko làm gì cả. Các bạn ko thể thực sự chỉ dựa vào bài viết của mình được, mà phải dựa vào nỗ lực bản thân là chính. Làm họa sĩ ko phải dễ. Và vì mình cũng ko phải là nguồn kiến thức duy nhất. Bài viết của mình có mục đích chính duy nhất là cỗ vũ cho những họa sĩ tương lai tiếp tục tìm tòi, khám phá. Hoặc cho những bạn có khả năng tiếng Anh kém hơn có cơ hội được tiếp xúc với những kiến thức căn bản này.
Mình có thể viết nhiều bài học hơn, nhưng với điều kiện các bạn cũng phải cho thấy sự nỗ lực của các bạn. Vì nói chung, mình cũng ko có nhiều thời gian như mình muốn. Các bạn có thể cho mình biết ý kiến dưới bài blog này.
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009
Phối cảnh bài 2: Nhân vật và đường chân trời (Horizon line)
Ở đây mình đã edit hay nói đúng hơn là dịch lại từng câu từng chữ của Andrew Loomis trong cuốn "Figure drawing for all it's worth".
Bài 2 chỉ có thế, mình hy vọng các bạn đã bỏ thời gian ra làm bài tập đầu tiên. Mình dám chắc là nó vô cùng cần thiết. Một số người sẽ bắt đầu nghi ngờ liệu vẽ cái này thì ích lợi gì khi mình toàn vẽ hiệp sĩ, công chúa, quái vật. Thực tế là nhân vật ít khi biểu hiện rõ tính chất 3 chiều của nó, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn sẽ không thể nào đánh lừa mắt người xem với kiến thức phối cảnh thiếu sót của mình. Vả lại nhân vật nào cũng phải liên hệ với tất cả những vật khác trong một không gian 3 chiều duy nhất. Giả sử bạn đã vẽ nhân vật đầu tiên, làm sao để vẽ nhân vật thứ 2 và cả cảnh nền nữa. Đó chính là lúc mà kiến thức phối cảnh sẽ thực sự hữu ích (nó là kiến thức hội họa căn bản mà lị).
Bài 2 chỉ có thế, mình hy vọng các bạn đã bỏ thời gian ra làm bài tập đầu tiên. Mình dám chắc là nó vô cùng cần thiết. Một số người sẽ bắt đầu nghi ngờ liệu vẽ cái này thì ích lợi gì khi mình toàn vẽ hiệp sĩ, công chúa, quái vật. Thực tế là nhân vật ít khi biểu hiện rõ tính chất 3 chiều của nó, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn sẽ không thể nào đánh lừa mắt người xem với kiến thức phối cảnh thiếu sót của mình. Vả lại nhân vật nào cũng phải liên hệ với tất cả những vật khác trong một không gian 3 chiều duy nhất. Giả sử bạn đã vẽ nhân vật đầu tiên, làm sao để vẽ nhân vật thứ 2 và cả cảnh nền nữa. Đó chính là lúc mà kiến thức phối cảnh sẽ thực sự hữu ích (nó là kiến thức hội họa căn bản mà lị).
Một lời khuyên nữa dành cho các bạn là hãy tập thói quen vẽ thường xuyên, vẽ hàng ngày. Vẽ về bất cứ thứ gì bạn muốn, miễn là vẽ thường xuyên. Hãy nhìn những đứa ko qua đào tạo mỹ thuật mà vẫn vẽ ngon lành là thấy, tụi nó ko có tài năng gì khác người cả đâu, chẳng qua là do mê vẽ, vẽ thường xuyên từ nhỏ thành ra vẽ đẹp. Bạn tiến bộ nhanh đến đâu còn phụ thuộc vào một số yếu tố nữa, song bạn mới bắt đầu hãy cứ vẽ đi là được rồi.
Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009
Perspective(phối cảnh) bài 1: horizon line và vanishing point
Mình quyết định xài tiếng Anh cho một số thuật ngữ để 1) người đọc khỏi nhầm lẫn và vì 2) mình sẽ ko thể soạn bài giảng hoàn chỉnh mà sẽ chỉ cho các bạn đọc một số sách nước ngoài đơn giản vì mình ko có thời gian và cũng ko đủ chuyên nghiệp.
Horizon line là đường chân trời theo nghĩa thông thường nhất. Bạn có thể quan sát thấy đường chân trời ở bãi biển:
hoặc ở thôn quê:
Vanishing point, tạm dịch là điểm 'biến mất' :P.
Bạn hãy nhìn đường ray chạy dọc tới đường chân trời, bạn có thấy nó thu nhỏ lại dần và cuối cùng 'biến mất' ở đường chân trời ko. Điểm giao nhau giữa đường ray và đường chân trời chính là vanishing point hay gọi tắt là VP.
Horizon line và vanishing points rất hữu hiệu trong việc vẽ đường ray xe lửa như trên, hoặc những khối hộp như thế này:
Bạn lưu ý là có 2 VP ở trong hình (khác với trong hình đường ray xe lửa, chỉ có 1 VP). Hình như thế này được gọi là two-point-perspective vì nó có 2 VP và tương tự như vậy ở trên hình đường ray là one-point-perspective. Đó là 2 loại thông dụng nhất, nhưng ko phải là duy nhất. Trong một hình phối cảnh có thể có bao nhiêu VP cũng được và các VP này ko nhất thiết phải nằm trên Horizon line, những hình vẽ như thế sẽ được đề cập tới sau này :).
Horizon line và VP chính là những công cụ cơ bản nhất trong vẽ phối cảnh, bạn sẽ dùng nó rất nhiều khi bạn học phối cảnh và hy vọng là tới một lúc nào đó bạn sẽ có thể vẽ phối cảnh mà ko cần phải vẽ ra horizon line với VP lên mặt giấy.
Như đã nói, mình ko thể soạn được một bài giảng hoàn chỉnh về vấn đề này và cũng không cần thiết phải như thế, vì những sách khác đã viết rất đầy đủ về nó rồi. Những cái mình đã nêu chỉ là những kiến thức cơ bản nhất và chỉ để giới thiệu. Các bạn phải có sách "perspective made easy" của Ernest R. Norling và "successful drawing" của Andrew Loomis khi học về phối cảnh (hoặc bất cứ sách tiếng Việt nào về phối cảnh nếu bạn ko đủ tự tin về khả năng tiếng Anh).
Bài tập: Bạn hãy đọc sách "perspective made easy" đến hết step six (chương 6), rồi sau đó đọc "successful drawing" 2 trang: 29 và 30 (chỗ bắt đầu "perspective the artist should know"). Rồi sau đó vẽ theo hình đường ray :), và vẽ 24 khối hộp trong không gian (áp dụng two-point perspective) :)). Nhớ là đừng có ăn gian theo kiểu vẽ một khối rồi chia làm 24 phần bằng nhau =)). Hãy vẽ mỗi khối một kích cỡ dài, rộng khác nhau và ở những vị trí cũng khác nhau. Khi nào xong hãy post lên blog này :). Sẽ ko có ai chấm điểm hay tưởng thưởng cho công sức của bạn, phần thưởng chính là những thứ mà bạn đã học được. Gắng lên :3.
Hình được lấy từ lifeboat.com và www.sivaganga.tn.nic.in. Một số hình được cắt ra từ "Perspective made easy" của Ernest R. Norling và "Successful Drawing" của Andrew Loomis.
All rights belong to their respective owner.
Genocide...
Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009
Giới thiệu về vẽ phối cảnh (perspective)
Vẽ phối cảnh là gì? Là cách thể hiện một không gian 3 chiều lên trên một mặt phẳng 2 chiều. Trước khi có luật phối cảnh, người ta vẽ tỷ lệ, độ lớn của vật thể dựa theo tầm quan trọng của nó. Thần thánh, vua chúa, quý tộc thường được vẽ to hơn, thậm chí to bằng... tòa nhà.
Hầu hết các tác phẩm thời kỳ này chủ yếu mang tính tượng trưng, tượng hình, và chủ yếu phục vụ mục đích tôn giáo.
Tới thời phục hưng, người ta mới bắt đầu biết đến quy luật phối cảnh, và kết quả là đã cho ra đời những tác phẩm có chiều sâu và chân thật hơn.
Quy luật chính của ảo giác 3 chiều là những vật ở càng xa ta thì nó càng nhỏ đi, vật càng rời xa ta thì sẽ càng nhỏ mãi cho đến khi không thể thấy được nữa. Quy luật này nếu để ý thì ai cũng có thể quan sát được trong cuộc sống, song làm sao để vẽ được chính xác độ lớn của một vật trong không gian 3 chiều? (hay đúng hơn là để tạo ra ảo ảnh của không gian 3 chiều lên trên mặt phẳng 2 chiều) Giải quyết vấn đề này chính là mục đích của quy luật phối cảnh.
Tham khảo thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Perspective_(graphical)
Ảnh lấy từ www.wikipedia.org và www.love-egypt.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)